top of page
  • thaopn09

Giữ ấm cơ thể - tế bào ung thư biến mất

Đã cập nhật: 9 thg 10, 2023

Quay lại với 5 điều khắc phục và ngăn ngừa ung thư của bác sỹ Takashi Funato đưa ra (https://www.heartyourhealth.blog/post/cơ-thể-thông-minh-p2-cách-ngủ-giúp-cơ-thể-chữa-lành-khắc-phục-ung-thư), điều thứ 4.Cách làm ấm rất quan trọng nhưng có lẽ ít được đề cập đến hay đưa vào các chương trình chăm sóc sức khỏe. Với thời tiết thay đổi thất thường, gió nhiều và ít nắng như ở Hamburg thì học cách kết hợp giữ ấm bên ngoài và bên trong giúp mình rất nhiều trong việc phòng tránh cảm lạnh, đau đầu và mệt mỏi. Nhưng với thời tiết nóng ẩm như Việt Nam, đặc biệt vào mùa hè khi cường độ sử dụng máy lạnh nhiều, việc giữ ấm lại có lẽ càng đáng chú trọng hơn để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và mất cân bằng nhiệt giữa cơ thể và môi trường xung quanh.

Trong cuốn "Trân trọng cơ thể", bác sỹ Funato đã nhấn mạnh "Ung thư không thích nóng và ưa thân nhiệt thấp", "Tế bào Lympho kiểm soát ung thư tăng 40% khả năng hoạt động khi cơ thể tăng 1ºC". Và ông cũng thừa nhận đó là một điều cơ bản quan trọng mà trước khi bản thân mắc ung thư, ông không hề quan tâm đến. Từ trang web chính thức của viện trưởng viện Nghiên cứu dự án HSP, bà Ito Yoko, ông đưa ra phần tóm lược cho phương pháp tắm HSP (nhóm protein ngăn ngừa tổn thương tế bào) nhằm sưởi ấm cơ thể, giảm stress, tăng cường miễn dịch và chống viêm:

  • Để khăn tắm và quần áo sạch trong tầm với

  • Mở nắp bồn tắm hoặc xịt vòi sen lên sàn và tường buồng tắm để làm ấm không gian

  • Xả nước nóng vào bàn tay, bàn chân và cơ thể (từ nơi cách xa tim đến gần tim)

  • Từ từ ngâm mình trong bồn tắm theo thứ tự chân, tay, toàn thân

  • Nếu có thể thì chúng ta đo nhiệt độ cơ thể dưới lưỡi khi tắm, lý tưởng sẽ là 38ºC. Thời gian tắm từ 10-15-20 phút tương ứng với nhiệt độ nước từ 42-41-40ºC

  • Giữ ấm trong 10-15 phút sau khi tắm: mục cuối cùng là điều quan trọng nhất, vì giữ nhiệt độ cơ thể trên 37ºC sẽ làm tăng HSP trong cơ thể. Vì vậy hãy giữ ấm cơ thể ít nhất 10 phút sau khi tắm trong phòng ấm vào mùa đông và phòng không máy lạnh vào mùa hè. Tránh đồ uống lạnh trong khoảng thời gian này. Và theo mình, điều đó còn tránh việc mất cân bằng nhiệt, dễ nhiễm lạnh đột ngột khi sau khi tắm.

Tắm bồn trong nước hòa muối và tinh dầu oải hương giúp thư giãn, lưu thông khí huyết, thải độc, giảm tình trạng viêm da...

Tắm bồn vẫn luôn được nhắc đến như một khoảng thời gian thảnh thơi, giải tỏa căng thẳng nhằm thư giãn. Nhưng nếu biết đó còn là một phương pháp sưởi ấm toàn thân để tăng nhiệt, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, góp phần chữa bệnh, ngăn ngừa ung thư chúng ta sẽ thực hiện đều đặn hơn? Tuỳ theo điều kiện phù hợp, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp khác như: xông hơi, ngâm mông, ngâm chân hay chườm gừng (https://www.heartyourhealth.blog/post/thận-gừng-và-đôi-bàn-chân), quan trọng hơn cả là hãy thực hiện nó đều đặn.

Chúng ta ai cũng đã được biết đến hoặc ít nhất 1,2 lần trải nghiệm tác dụng của xông hơi giải cảm hay ngâm chân. Nhưng nếu không phải chỉ 1,2 lần trong nhiều năm mà là ít nhất 2-3 lần trong 1 tuần, ngâm chân 5-10 phút trước khi đi ngủ trong nước ấm có pha chút muối, chúng ta sẽ cải thiện sức khỏe của bản thân rất nhiều. 5-10 phút cơ bản và đơn giản chăm sóc đôi bàn chân vào buổi tối không những giúp cơ thể không bị lạnh mà còn sẽ dẫn dắt tới một giấc ngủ chất lượng hơn.


Ngâm mông là một phương pháp có lẽ đã từ lâu đời trong đông y mà mình được biết đến lần đầu khi có bác sỹ cắt thuốc Bắc đã giới thiệu với bệnh nhân cách giữ lại bã thuốc để ngâm mông. Ngâm toàn bộ phần mông, bụng dưới và xương chậu của chúng ta trong nước ấm (pha thảo dược, muối hoặc gừng) là một cách làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết phần dưới cơ thể, đặc biệt tốt cho phần phụ khoa khi tác động làm ấm 8 huyệt Bát liêu ở xương cùng. Mình thấy tại Việt Nam đã có bán gói lá cải ngâm mông của Vietherb kèm theo hướng dẫn, rất đáng để mọi người lưu tâm và sử dụng đều đặn https://sapchangsen.com/lu-bu-cai-ngam-mong-vietherb-30gr-x-4-goi).

Ngoài ra việc làm ấm cơ thể rất quan trọng nhưng không để bị lạnh đôi bàn chân và hệ tiêu hóa cũng luôn cần được lưu ý. Dù mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời thường trên 30ºC, chúng ta cũng hãy ý thức không để hơi lạnh xâm nhập qua chân khi thường xuyên ngồi trong không gian có máy lạnh và tránh lạm dụng đồ uống lạnh. Nhâm nhi ngay một miếng gừng hay tía tô của ô mai Nắng cũng sẽ hỗ trợ bạn trị "lạnh bụng", "ấm lòng ấm dạ" ngay tức thì (https://www.heartyourhealth.blog/post/ô-mai-nắng).

Bên cạnh đó, mọi sự vận động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, chơi thể thao, tập thể dục hít thở dưới nắng sớm... cũng khiến cho nhiệt độ của cơ thể tăng lên. Có thể nói, rất nhiều điều chúng ta có thể làm giúp cơ thể được giữ ấm, chỉ cần hãy làm bất cứ điều gì đó hằng ngày là chúng ta đã, đang và sẽ tạo ra những thói quen "giúp tế bào ung thư biến mất", để sống khỏe hơn.

51 lượt xem0 bình luận

Bình luận

Đã xếp hạng 0/5 sao.
Chưa có xếp hạng

Thêm điểm xếp hạng
bottom of page