top of page
  • thaopn09

Hen suyễn: huyệt Du phủ và Khổng tối

Đã cập nhật: 11 thg 8, 2023


Có hai đứa con đều bị hen phế quản từ bé nên mẹ mình có duyên tìm đến bấm huyệt vì không muốn chấp nhận hai đứa cứ đều đặn phải uống hoặc tiêm thuốc giãn phế quản vào mỗi mùa thay đổi thời tiết hàng năm và tác dụng phụ của thuốc thì không thể lường. Thực sự bấm huyệt rất có hiệu quả trong việc cải thiện chức năng phổi, hệ hô hấp, tăng đề kháng cho mình. Đặc biệt, mình vẫn nhớ, mỗi lần lên cơn hen phế quản (thường vào ban đêm, 3h-5h sáng, giờ phổi hoạt động mạnh), huyệt Khổng tối và Du phủ là hai trong những huyệt không thể thiếu mẹ sử dụng để hỗ trợ giãn phế quản, cắt cơn hen cho mình.


Phổi thuộc hành Kim, các huyệt thuộc kinh phổi nằm chạy dọc mé ngoài cánh tay (từ ngón cái) và huyệt khổng tối thuộc kinh phổi, nằm cách đường ngang cổ tay 7 thốn (1 thốn=bề ngang 1 ngón tay cái), phía ngoài trên ngón tay cái. Ấn huyệt này không chỉ giúp "cấp cứu" khi có cơn hen suyễn hay hen phế quản mà khi tác động thường xuyên sẽ còn có tác dụng nhuận phổi, điều hòa khí ở phổi.

Thận thuộc hành Thủy, Kim sinh Thủy và Thủy nhuận Kim. Hô hấp không chỉ phụ thuộc vào chức năng của Phổi mà Thận cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình hô hấp. Thận thu nhận và giữ lại khí được hít vào qua phổi chuyển xuống. Khi Thận khí suy nhược, không thể thu nạp khí đi xuống, dẫn đến hít vào khó khăn, bệnh này dẫn đến viêm phế quản mãn tính. Nên không ngạc nhiên khi ấn huyệt du phủ thuộc đường kinh của Thận lại có thể giúp trị ho suyễn. Huyệt này nằm ngay trước ngực, chỗ lõm giữa bờ dưới xương đòn và xương sườn 1. Ấn huyệt này thường xuyên còn giúp thông thoáng khí trước ngực, chữa ngực bị đầy tức.


Hai huyệt này đều ở những vị trí có thể dễ dàng tự ấn/xoa, nên mọi người có thể tự tìm vị trí và ấn huyệt để tăng chức năng hô hấp, tăng đề kháng vì khi phổi yếu, dễ mắc bệnh cảm cúm, xoang mũi tái lại nhiều lần. Đặc biệt khi có vấn đề về hô hấp, ho hay thở khó, chúng ta có thể tự xoa nóng, day các huyệt này và vùng quanh huyệt khi bạn không xác định chính xác được vị trí chính xác.

Ngoài ra cảm xúc sợ hãi đặc biệt gắn liền với hoạt động của hai quả thận, mình nghĩ có lẽ vì vậy, mà khi bị hoảng sợ, chức năng thận (cơ quan con) bị tác động, và không thể thu nạp khí từ phổi (cơ quan mẹ) đưa xuống, nên những ai có bệnh hen suyễn rất dễ lên cơn hen khi bị hoảng sợ. Phải chăng nên tránh cho trẻ nhỏ bị bệnh hen suyễn khỏi bị hoảng hốt, sợ hãi và giúp tăng sức đề kháng cho trẻ thay vì phụ thuộc vào thuốc dùng khi cấp tính?








14 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commenti

Valutazione 0 stelle su 5.
Non ci sono ancora valutazioni

Aggiungi una valutazione
bottom of page