top of page
thaopn09

Chuyển hóa cơn nóng giận: huyệt Đản Trung, Bách Hội và trà hoa cúc

Đã cập nhật: 11 thg 8, 2023

Đôi lúc không thể tránh có những sự việc trong ngày khiến chúng ta giận đến "phát rồ", hoặc tức đến "phát điên". Nhưng bạn có biết với một lá gan khỏe mạnh, luôn được chăm sóc, bạn sẽ dễ "hạ hỏa" và bình tĩnh hơn trước những tình huống gây cảm xúc nóng giận đó.

Trong Đông Y, Gan thuộc 1 trong ngũ tạng, thuộc hành Mộc gắn liền với cảm xúc giận dữ, bực tức và quan hệ mật thiết tới sức khỏe của các cơ. Khi cảm xúc tức giận xuất hiện, để đáp lại tín hiệu truyền từ não tuyến thượng thận sẽ sản sinh ra hooc môn "căng thẳng". Hooc môn này sẽ làm tăng nhịp tim, gửi năng lượng dồn dập tới cơ và các cơ quan khác, đồng thời ức chế một số hoạt động của cơ thể như chức năng tiêu hóa. Cảm xúc nóng giận thường bị dồn nén tại các vị trí : cổ, vai gáy, phần lưng vai, hàm và các cơ của cơ thể chúng ta. Vì vậy khi sự tức giận bị chất chứa nhiều, có thể dẫn đến các vấn đề bệnh lý như: đau cứng cổ vai gáy, đau đầu, đột quỵ, huyết áp cao, kiệt sức hoặc các vấn đề về tiêu hóa.



Tuy nhiên cảm xúc tức giận không phải luôn luôn là tệ, vì khi sự giận dữ được thể hiện và cân bằng đúng cách, nó lại như một động lực thúc đẩy hiệu quả, giúp bạn có sức mạnh, đứng lên bảo vệ chính mình.

Trong cuốn "Acupressure for emotional healing" (Bấm huyệt chữa lành cảm xúc) của hai tác giả Michael Reed Rach và Beth Ann Henning, việc ngồi thở thiền và khấn cầu kết hợp với bấm huyệt được tác giả rất chú trọng trong việc chữa lành cảm xúc, nguồn gốc của các vấn đề tâm lý, bệnh lý. Theo tác giả, khi chúng ta vừa tập trung khấn cầu hay thiền định, vừa giữ tay lên huyệt, chúng ta sẽ tăng cường được sự kết nối với năng lượng chữa lành của chính cơ thể mình và của vũ trụ. Sự tĩnh lặng khi thiền định có thể giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực và giúp chúng ta chuyên tâm vào nhận thức bên trong, điều đó cần thiết cho sự cân bằng lại cảm xúc.


Để cân bằng cảm xúc nóng giận, bực tức, và chuyển hóa thành năng lượng thúc đẩy, chúng ta hãy kết hợp vận động, ăn uống và tâp luyện bổ trợ cho hoạt động của gan và làm mát gan:

1) Ngồi thở tĩnh (https://www.heartyourhealth.blog/post/sức-khỏe-toàn-diện-và-ngồi-thở-tĩnh) kết hợp giữ tay trái lên huyệt Đản Trung, và tay phải lên huyệt bách Hội:


Huyệt Đản trung: thuộc mạch Nhâm (chạy chính giữa mặt trước cơ thể) có hiệu quả cao trong trị liệu các chứng bệnh thần kinh như trầm uất, nóng nảy. Giúp bạn bình tĩnh, cân bằng lại cảm xúc.


Huyệt Bách Hội: thuộc mạch Đốc, nằm chính giữa đỉnh đầu, có tác dụng xoa dịu lá gan đang nóng nảy, định thần và trị đau đầu, huyết áp biến đổi bất thường.


2) Một chế độ ăn nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, kiêng đường và uống nước chanh ấm sẽ giúp ích rất rất nhiều giảm tải và làm sạch lá gan, từ đó cân bằng sự tức giận tiêu cực.


Ngoài ra một ly trà cúc với hạt kỳ tử sẽ giúp lá gan của bạn được bảo vệ và xoa dịu, an thần.


3) Hãy vận động, tập thể dục: bất cứ một hoạt động nào dù chỉ 15 phút vươn vai, cúi người tập thể dục mỗi buổi sáng, hay đi bộ, đạp xe, chạy bộ... đều cần thiết để bổ sung cho việc tiêu mỡ cho cơ thể, giảm gánh nặng cho gan, mật và xua tan những suy nghĩ cảm xúc tiêu cực đang lởn vởn trong đầu bạn.


Đặc biệt khi bỗng tức giận đột ngột, bạn hãy uống ngay một cốc nước (không lạnh và sẽ tốt hơn với một chút chanh); đồng thời giữ ngón tay giữa và hít vào sâu, thở ra bằng miệng. Như vậy cơn giận sẽ được xả ra rồi chuyển hóa chứ không bị kìm nén trong cơ thể của bạn nữa.

Chúng ta hãy cùng thử học cách chuyển hóa, cân bằng sự nóng giận, sử dụng cảm xúc này để thúc đẩy phát triển tính quyết đoán của bản thân nhé ;)

36 lượt xem0 bình luận

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page