top of page
thaopn09

Sữa bò và bệnh ung thư vú

Đã cập nhật: 14 giờ trước

Những yếu tố khiến sữa bò gây ảnh hưởng tiêu cực tới bệnh ung thư vú:

  • Chất béo trong sữa

  • Công nghiệp nuôi bò lấy sữa: tiêm hooc-môn tăng trưởng rBGH (bị cấm tại Canada, Úc, New Zealand, Nhật và toàn bộ khối châu Âu)

  • Lượng hooc-môn IGF-1 cao trong bò khiến tế bào phân chia mạnh hơn


Trước đây, mình quen biết một bác bị ung thư vú từ năm 27 tuổi và bác đã sống chung từ đó với tế bào ung thư di căn vào nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể tới tận những năm gần 70 tuổi. Với khoảng 40 năm sống chung với tế bào ung thư, bác không áp dụng phương pháp hóa trị, xạ trị hay làm bất cứ phẫu thuật cắt bỏ khối u nào, đặc biệt bác có một niềm tin mãnh liệt vào việc sử dụng nấm linh chi bác tự trồng để bao bọc tế bào ung thư lại, ru ngủ chúng. Lúc đó, khi hay có dịp được tiếp xúc với bác, mình vẫn còn mù tịt về ung thư, về sức khỏe, về cơ chế tự chữa lành kỳ diệu của cơ thể. Chỉ biết rằng, bác đã có một lối sống với rất nhiều điều mà đến giờ đọc sách, tìm hiểu kỹ hơn mình mới hiểu tại sao những điều đó hỗ trợ bác cùng sống khỏe với tế bào ung thư trong người suốt hai phần ba cuộc đời như vậy. Một trong những điều đó là bác luôn có những khoảng thời gian dài không ăn đạm động vật và không uống sữa bò hay ăn bất cứ gì là chế phẩm từ sữa bò.

Trong cuốn "Tẩy trắng-sự thật đáng ngại về sữa bò và sức khỏe của bạn", tác giả Joseph Keon đã đưa ra những nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra sự liên quan của những thực phẩm nhiều chất béo và ung thư vú. Ngoài thịt, thì thực phẩm đó là sữa, kem tươi, bơ, pho mai…Khi phụ nữ chúng ta hấp thụ chất béo nhiều lên thì lượng hooc-môn estrogen trong người cũng tăng theo. Và có lẽ không phải tất cả, nhưng nhiều người đã biết, bệnh ung thư vú phụ thuộc vào hooc-môn, nó được thúc đẩy bởi estrogen. Estrogen không gây ra ung thư vú nhưng nó được xem như là một loại phân bón hỗ trợ dòng thác của bệnh ung thư này.

Thêm vào đó, những thực phẩm trên còn hoàn toàn không có chất xơ, chất đóng vai trò quan trọng giúp giảm nguy cơ không chỉ ung thư đại tràng, bệnh tim mạch mà còn cả ung thư vú. Vì với một chế độ dinh dưỡng không đủ chất xơ, lượng hooc-môn không cần thiết đối với cơ thể sẽ không thể được bài tiết ra ngoài mà quay ngược lại vào cơ thể, làm tăng lượng hooc-môn trong cơ thể lên quá ngưỡng cần thiết.


Lượng hooc-môn trong sữa bò

Một cốc sữa bò chứa nhiều loại hooc-môn và các kích thích tố khác. Đó cũng sẽ là một yếu tố rủi ro cần lưu ý đối với bệnh ung thư vú, vì ung thư nói chung là sự phát triển bất thường của các tế bào, nên rõ ràng là chúng ta nên thận trọng với bất kỳ sự phơi nhiễm không cần thiết nào đó với các kich thích tố. Ngoài việc lượng hooc-môn estrogen trong sữa đặc biệt cao khi bò trong giai đoạn mang thai, thì việc thêm hooc-môn rBGH (recomninant bovine growth hormone) và kéo theo sự gia tăng hooc-môn IGF-1(Insulin-like Growth Factor One) trong bò khiến cho vấn đề có lẽ càng nghiêm trọng hơn.


rBGH hay còn gọi là BST là hooc-moon được tổng hợp nhờ công nghệ gen để kích thích tăng trường nhân tạo ở bò. Và tác giả Joseph Keon đã đưa ra nhiều nghiên cứu chỉ ra việc gia tăng nguy cơ bị ung thư vú của phụ nữ khi sử dụng sữa từ bò có tiêm rBGH. Và có lẽ lo lắng sự ảnh hưởng của rBGH tới sức khỏe của con người cũng như động vật mà nó đã bị cấm sử dụng tại hơn 25 nước: Canada, Úc, New Zealand, Nhật và toàn bộ khối châu Âu.

IGF-1 là hooc-môn tự nhiên có trong cả người và bò, đó là hooc-môn thúc đẩy sự phân chia tế bào. Lượng hooc-môn này đặc biệt cao trong lúc các bé gái ở tuổi dậy thì và sau đó giảm dần. IGF-1 ở bò luôn cao hơn ở người, và còn tăng hơn nữa khi bò được tiêm rBGH. Vấn đề đáng lo ngại bắt đầu khi lượng IGF-1 cao bất thường này qua sữa bò được hấp thụ vào cơ thể của con người, và qua quá trình tiêu hóa lại được đẩy vào trong máu của chúng ta. Đến nay, vẫn chưa thể chắc chắn, lượng IFG-1 này có thúc đẩy sự phân chia tế bào không cần thiết và thúc đẩy khối u ác tính hay không, nhưng đã nhiều nghiên cứu dựa trên lượng IGF-1 trong máu của những phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, đưa ra được bằng chứng đáng quan tâm về mối quan hệ giữa lượng IGF-1 và nguy cơ mắc ung thư vú. Và IGF-1 là cần thiết cho sự hinh thành của khối u, nó rõ ràng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ác tính cũng như khả năng di căn của chúng. Đó có lẽ bới vì IGF-1 không những chỉ thúc đẩy sự phân chia tế bào mà còn ngăn ngừa các tế bào chết đi, mặc dù chúng đã được „lập trình“ cần được đào thải.


Với nhưng yếu tố như tác giả đã đưa ra và phân tích, mình nghĩ chúng ta hoàn toàn nên xem xét kỹ lượng sữa bò trong thực phẩm hàng ngày để ngăn ngừa ung thư, đặc biệt chú ý hơn với chế độ dinh dưỡng của những bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư vú, cổ tử cung hay tiền liệt tuyến nói riêng (những ung thư phụ thuộc nhiều vào lượng hoocs-môn).

Ngoài ra như câu chuyện mình từng dịch về Ginni, một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, nhiều tình yêu thương đã thực sự giúp bà vượt qua căn bệnh ung thư vú. Mong rằng những bệnh nhân ung thư đều tìm được hành trình thay đổi chữa lành của mình (https://www.heartyourhealth.blog/post/ginni-người-phụ-nữ-vượt-qua-ung-thư-vú-giai-đoạn-3-nhờ-thay-đổi-chế-độ-ăn-uống)

24 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Hozzászólások

0 csillagot kapott az 5-ből.
Még nincsenek értékelések

Értékelés hozzáadása
bottom of page