Thận thuộc hành thủy, hoạt động mạnh nhất vào khoảng 17h-19h, có mối quan hệ "1 cặp" với bàng quàng và được mệnh danh trong Đông Y là "Gốc rễ của sự sống" (Roots of Life) thật sự là không có nói quá vì thận sản sinh ra nguyên khí, giữ chức năng chủ trì hoạt động ý thức tinh thần, duy trì sự vận hành của dịch lỏng trong cơ thể. Có rất nhiều biểu hiện của cơ thể báo hiệu cho chúng ta biết chức năng thận của mình đang yếu như hoa mắt, nhìn không rõ, ù tai, tim thoảng thốt, đau lưng, bàn chân lạnh hay gan bàn chân nóng rát, cơ thể bải hoải, đầu óc váng vất...
Đường kinh mạch của thận (Kinh thận túc thiếu âm) bắt đầu từ huyệt Dũng Tuyền ở lòng bàn chân, nên khi hai bàn chân bị lạnh thường dẫn đến cảm lạnh và các vấn đề của bàng quang. Ngược lại, hai bàn chân thường xuyên bị lạnh, chân bị phù, hay tê chân vào ban đêm đều là biểu hiện của chức năng thận kém. Và chườm gừng cho thận rất có ích cho những ai luôn có một đôi chân lạnh, luôn cần sưởi ấm vùng xương chậu. Sự ấm nóng của gừng kích thích hoạt động của thận và tuyến thượng thận, tăng sức chịu đựng tâm lý nên chườm gừng còn có hiệu quả đặc biệt cho những ai vừa trải qua chấn thương tâm lý.
Phương pháp "chườm gừng cho thận" mình đọc được từ cuốn sách "the body clock in traditional chinese medicine" của Lothar Ursinus, khá đơn giản và bản thân mình đã áp dụng, thấy rất hiệu quả cho việc làm ấm hai bàn chân, để chống bị cảm lạnh vào mùa đông. Mọi người thử nhé:
Chuẩn bị: 2 thìa canh bột gừng hòa tan vào 250ml nước ấm hoặc nước gừng đun đậm đặc, 1 miếng vải màn, 1 khăn vừa và 1 khăn tắm lớn (hoặc chăn), 1 chai nước ấm.
Thao tác: Nhúng miếng khăn vải màn vào nước gừng, ngâm 1-2 phút cho mảnh khăn ngấm nước gừng, sau đó vắt khô. Người cần chườm nằm sấp và đặt mảnh vải màn lên ngang thắt lưng, vị trí của 2 quả thận, sau đó phủ chiếc khăn vừa lên, tiếp theo đặt chai nước ấm lên vùng ngang qua thận này. Hãy hình dung sức nóng của nước trong chai sẽ ép lên gừng để chườm cho hai quả thận của bạn. Cuối cùng là phủ khăn tắm lớn (chăn) lên lưng để giữ ấm và nằm như vậy trong 20-30 phút.
Sau khi chườm xong bạn có thể xoa 1 chút tinh dầu oải hương lên vùng da vừa chườm và nằm nghỉ khoảng 20 phút.
Comments