top of page

Thay đổi lối sống để chữa những bệnh do lối sống: tiểu đường và gout (gút) -p1

  • thaopn09
  • 14 thg 5
  • 5 phút đọc

Đã cập nhật: 20 thg 5

Ngày nay, tiểu đường và gout đã trở thành những căn bệnh phổ biến và quen thuộc, chắc chắn mỗi chúng ta đều biết ít nhất một người mắc một trong hai bệnh này, hoặc thậm chí cả hai. Đó đều là những bệnh được mang tên „rối loạn chuyển hóa“ hoặc bệnh „do lối sống“.



Phần 1

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh tiểu đường nhé: bạn bị chẩn đoán mắc tiểu đường khi lượng đường (glucose) trong máu của bạn vượt quá ngưỡng cho phép. Cơ thể chúng ta lấy glucose từ thực phẩm ăn hàng ngày (phần lớn từ carbohydrate) và sử dụng nó như nhiên liệu cho các tế bào. Khi glucose không được sử dụng hết, cơ thể sẽ thông minh tự chuyển hóa thành dạng glycogenlưu trữ chủ yếu trong gan. Ngược lại khi cơ thể có nhu cầu sử dụng nhiều năng lượng, glycogen dự trữ sẽ phân hủy thành glucose giải phóng vào máu để đáp ứng nhu cầu cần thiết.

Bệnh tiểu đường xuất hiện khi tuyến tụy của bạn „yếu mệt“ hoặc „rối loạn“ không thể tiết ra đủ lượng hooc môn insulin cần thiết, vì vai trò của insulin là:

- một chiếc chìa khóa cho phép các tế bào trong cơ thể hấp thụ glucose,
- chuyển phần lớn glucose ở gan thành dạng glycogen,

=> khi thiếu hụt insulin, glycogen sẽ phân ly thành glucose một cách mất kiểm soát, rồi lượng đường thừa thãi sẽ cứ thế bị đẩy vào máu, nhưng các tế bào lại không nhận được năng lượng (glucose) cần thiết do thiếu „chiếc chìa khóa“ insulin. Sự rối loạn chuyển hóa đó khiến lượng đường trong máu tăng cao báo động, trong khi các tế bào thì lại vẫn luôn gửi tín hiệu „cần năng lượng“. Nên người mắc tiểu đường dù mức đường huyết cao, nhưng sẽ dễ rơi vào tình trạng mệt, lả đi nhanh chóng khi đói, hoặc nhanh đói.

Đối trọng với insulin, tụy còn sản sinh ra hooc môn glucagon để tác động lên gan, kích thích chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose, ví như là khi chúng ta đói và cần đến năng lượng dự trữ. Vì thế Gan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng đường huyết của máu, khi chức năng gan bị suy yếu nó sẽ không thể lấy glucose thừa trong máu ra để chuyển hóa thành glycogen dự trữ. Chính vì vậy gan không thể tiếp tục hỗ trợ tụy được như nó thường làm khi còn khỏe nữa: dự trữ glycogen hay cung cấp glucose được phân hủy từ glycogen giữa các bữa ăn. Cứ như vậy trong vòng tuần hoàn đó, tụy phải tự làm việc, cần mẫn tiết insulin liên tục để chuyển hóa carbohydrate hay đi „săn tìm“ năng lượng cho các tế bào, và suy yếu dần.



Có tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ bị xếp vào tiểu đường tuýp 1 khi tụy của bạn hoàn toàn không thể sản sinh ra insulin, tuýp 2 là khi lượng insulin vẫn có nhưng không đủ. Nguyên nhân được nói là do gen hoặc do chế độ sinh hoạt và tiểu đường được coi là một căn bệnh mãn tính, cần sống chung với nó. Nhưng mình rất thích một câu được viết trong cuốn „The pH miracle-balance your diet, reclaim your health” của Young, Shelley Redford:“Yếu tố gen là một viên đạn, nhưng chế độ sinh hoạt của bạn sẽ quyết định việc bắn viên đạn đó hay không“.

Nghĩa là cũng không khác gì căn bệnh ung thư và nhiều bệnh do rối loạn chuyển hóa khác, bạn cần phải thay đổi để có một chế độ sinh hoạt „chữa lành“, phục hồi tuyến tụy, phục hồi gan của mình. Và dĩ nhiên đó là sự „chữa lành“ lại hệ thống nội quan, vì cơ thể chúng ta là một hệ thống hoạt động liên quan chặt chẽ tới nhau, không hề có cảnh một cơ quan bị bệnh, trong khi tất cả bộ phận khác đều khỏe mạnh bình thường:

1)Ăn uống:

  • Tránh hoàn toàn những thực phẩm chứa đường trắng tinh luyện, carbohydrate ở dạng hấp thụ nhanh (bột mỳ, gạo trắng, bột gạo…), thực phẩm đồ uống đóng chai, đóng hộp: có lẽ ai cũng hiểu những thực phẩm này sẽ đẩy một lượng đường lớn một cách nhanh chóng vào cơ thể bạn, điều đó có nghĩa là tuyến tụy đang yếu mệt của bạn lại phải chống đỡ một cơn cuồng phong, ra sức tiết insulin xử lý chúng.

  • Kiêng ăn đồ giàu chất béo (dầu, mỡ, đồ chiên, xào), đạm động vật (đặc biệt thịt đỏ), bia rượu, sữa bò và các chế phẩm: đó là những thực phẩm khiến cho gan, người bạn đồng hành của tụy suy yếu nhanh chóng. Ngoài ra còn tạo nhiều độc tố tích tụ trong đường ruột, và chúng sẽ nhanh chóng bị đẩy vào máu, đẩy vào tụy hay tất cả các nội quan khác để „chia sẻ“.

  • Bữa sáng nên thường xuyên theo thực đơn „giải cứu gan“(https://www.heartyourhealth.blog/post/giải-cứu-gan-3-6-9-giải-cứu-gan-buổi-sáng-với-chanh)

  • Hãy đảm bảo bữa ăn của bạn luôn nhiều rau xanh, các loại củ được chế biến đơn giản (hấp, luộc), nhiều hơn lượng đạm động vật bạn ăn vào, hoặc dành 1-2 ngày trong tuần không ăn đạm động vật: đó là liều thuốc bổ tự nhiên cho gan và hệ thống đường ruột của bạn.

    Ăn các loại quả chứa lượng đường thấp: thanh long, táo, …

    Uống nước ép cần tây, nước ép dưa chuột hàng ngày.

    Ăn món trộn: quả bơ, dưa chuột và cà chua cùng muối thô, nước vắt chanh. Đó là những thực phẩm có tính kiềm hóa cao, giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong người.



    2) Vận động, tập thể dục, tập hít thở đều đặn.

    3) Xoa ấn các huyệt hỗ trợ tuyến tụy và lá lách: huyệt Thái Bạch, Công Tôn (ở bàn chân), Địa cơ (chân), Hạ quan vị du (lưng).

***Và hãy tin rằng khi đối diện với những bệnh „do lối sống“ cơ thể bạn cần thải độc và tránh xa những thực phẩm gây độc nhiều hơn việc dung nạp „chất bổ“, nhất là khi chất bổ không thật sự bổ.***

Thay đổi một thói quen hay một chế độ ăn uống là điều không hề đơn giản, nó sẽ là một hành trình thích nghi và chuỗi những lựa chọn, đặt niềm tin vào cơ thể mình. Nhưng ít nhất với những căn bệnh này, bạn được lựa chọn! Mong rằng chúng ta sẽ có những lựa chọn phù hợp với bản thân, với mong muốn của cơ thể mình, bạn nhé.

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page